Lịch sử
VĨNH CHÂU A - VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI
1. VÙNG ĐẤT VĨNH CHÂU A.
Xã Vĩnh châu A (tách ra từ xã Vĩnh Châu) là một trong 12 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, và nằm ở phía Nam của huyện. Vĩnh Châu A là xã nằm trên hành lang nối liền căn cứ cách mạng ở Đồng Tháp Mười với miền Tây Nam Bộ, chạy dọc theo kinh Phước Xuyên, ranh giới giáp với xã Thạnh Lợi, tỉnh Đồng Tháp. Xã Vĩnh Châu A có địa giới như sau:
- Đông giáp xã Vĩnh Đại và xã Vĩnh Bửu huyện Tân Hưng
- Tây giáp xã Vĩnh Châu B huyện Tân Hưng
- Nam giáp xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp
- Bắc giáp xã Vĩnh Lợi và xã Vĩnh Thạnh huyện Tân Hưng.
Hiện nay (năm 2024) xã Vĩnh Châu A tổng diện tích tự nhiên của xã là 6441,22 ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 5635,29 ha (Trong đó đất trồng lúa là 4000 ha), chiếm 87,49% tổng diện tích tự nhiên của xã, đất phi nông nghiệp là 805,93 ha; chiếm 12,51% tổng diện tích tự nhiên của xã. Dân số của xã là 850 hộ với 3059 nhân khẩu, dân số chủ yếu sống tập trung theo tuyến kênh Phước Xuyên và các kênh nội đồng lớn. Đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và mua bán hàng hóa và chăn nuôi nhỏ lẽ theo hộ gia đình.
Xã hiện nay có 5 ấp tên gọi như sau:
1. Áp Rọc Năng (trước đây là ấp 3)
2. Ấp Vĩnh Nguyện - đổi tên năm 1996 (trước đây là một phần ấp 4)
3. Ấp Vườn Chuối (trước đây là ấp 4).
4. Ấp Xóm Mới (trước đây là ấp 5).
5. Ấp 1-5 (trước đây gọi là ấp Kinh Mới).
Ngược dòng thời gian, trong kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn xã Vĩnh Châu A là hậu bối của xã Vĩnh Thạnh và xã Vĩnh Lợi, thuộc Tổng Thanh Hòa Thượng, xã Vĩnh Châu chưa xuất hiện đơn vị hành chánh. Vĩnh Châu A thời đó là vùng đất trũng, hoang vu thưa thớt bóng người, khắp nơi là rừng, đầm lầy, hoang vu, lau, sậy, đẩy cỏ mồm, nhiều cánh đồng cỏ bạt ngàn,
Xã nằm trên tuyến kinh Hòa Bình (nay là Kinh Phước Xuyên) dài 23 cây số. Do vị trí địa lý của xã quan trọng và có ý nghĩa chiến lược về giao thông, kinh tế,quân sự nên nơi đây đã từng là căn cứ cách mạng của nhiều đơn vị đóng quân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời địch cũng tập trung đánh phá càn quét khủng bố qui mô lớn, trong những năm kháng chiến. Nhưng với tấm lòng kiên trung của nhân dân ở đây quyết bám làng giữ đất đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm quyết giành lại độc lập tự do. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ xã quân và dân chiến đấu chống giặc, cùng với các đơn vị bộ đội chủ lực bảo vệ an toàn căn cứ, bảo vệ nhân dân cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Tháng 2 năm 1956 chính quyền Ngô Đình Diệm tách Mộc Hóa của tỉnh Tân An, nâng lập thành tỉnh Mộc Hóa; đến tháng 10 năm 1956 Mộc Hóa đổi thành tỉnh Kiến Tường.
Tháng 7 năm 1957, để đối phó kịp thời với âm mưu địch và để tiện cho việc chỉ đạo sát đúng với thực tế tình hình địa phương, phía cách mạng tách Mộc Hóa ra khỏi tỉnh Tân An, lập một đơn vị hành chánh cấp tỉnh và cũng lấy tên là Kiến Tường, nhưng bên dưới không chia thành quận (như của địch) mà chia thành vùng, ở mỗi vùng có một Ban cán sự vùng. Tỉnh Kiến Tường gồm có các vùng sau:
+ Vùng 2 (tương ứng với quận Châu Thành)
+ Vùng 4 (tương ứng với quận Kiến Bình)
+ Vùng 6 (tương ứng với quận Tuyên Nhơn)
+ Vùng 8 (tương ứng với quận Tuyên Bình).
Như vậy trong kháng chiến xã Vĩnh Châu A thuộc vùng 8 (phía cách mạng), thuộc quận Tuyên Bình (phía dịch).
Năm 1961, xã Vĩnh Châu được thành lập (bao gồm xã Vĩnh Châu A và xã Vĩnh Châu B ngày nay) xã chia thành 5 ấp, mang tên theo thứ tự từ ấp 1 đến ấp 5. Nhân dân định cư ở hai bên kênh Phước Xuyên. Những người đến đây biến vùng đất Vĩnh Châu A từ hoang vu, đầm lấy trở thành đất đai màu mỡ, dân cư nhộn nhịp. Những người cùng cảnh ngộ nên có tỉnh cần cù, chịu khó, đoàn kết, sống thuỷ chung, chuộng nghĩa tình, sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi, tổi lửa tắt đèn có nhau, tình làng nghĩa xóm.
Năm 1972, xã Vĩnh Châu chia làm 2 xã lấy tên là Vĩnh Châu A và Vĩnh Châu B. Xã Vĩnh Châu A gồm có 3 ấp tên gọi như sau:
1. Ấp 3 (nay là ấp Rọc Năng)
2. Ấp 4 (nay là ấp Vĩnh Nguyện và một phần ấp Vườn Chuối)
3. Ấp 5 (nay là ấp Xóm Mới và một phần ấp Vườn Chuối)
Sau năm 1975, sắp xếp lại địa giới hành chánh xã Vĩnh Châu A có 3 ấp, tên gọi như sau: Ấp 3; ấp 4; ấp 5.
Năm 1976, chủ trương đưa dân từ các huyện phía Nam đi làm kinh tế mới và thành lập tập đoàn nông nghiệp theo chủ trương của trên. Trên địa bàn xã lúc bấy giờ có 8 tập đoàn mang tên thứ tự từ tập đoàn 1 đến tập đoàn 8.
Sau năm 1985, tập đoàn không còn phù hợp nữa, giải thể tập đoàn thành lập ấp trở lại. Xã có 5 ấp với tên gọi như sau:
1. Áp Rọc Năng (gồm tập đoàn 1 và tập đoàn 2)
2. Ấp Vĩnh Nguyện (thuộc tập đoàn 3)
3. Ấp Vườn Chuối (gồm tập đoàn 4 và tập đoàn 6)
4. Áp Xóm Mới (thuộc tập đoàn 7)
5. Áp 1/5 (gồm tập đoàn 5 và tập đoàn 8)
Ngày 30 tháng 3 năm 1978, chia huyện Mộc Hóa thuộc tỉnh Long An thành 2 huyện lấy tên là huyện Mộc Hóa và huyện Vĩnh Hưng thuộc tỉnh Long An. Huyện Vĩnh Hưng gồm các xã sau: Hưng Điền A, Hưng Điển B,Thái Trị, Thái Bình Trung, Vĩnh Châu A, Vĩnh Châu B, Vình Đại, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi và Vĩnh Trị (theo Quyết định số 71-CP của HĐCP).
Ngày 24 tháng 3 năm 1994, tách các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Đại, Hưng Điển B, Hưng Thạnh, Vĩnh Châu A, Vĩnh Châu B, Thạnh Hưng, Hưng Hà, Hưng Điền và thị trấn Tân Hưng (mới thành lập) của huyện Vĩnh Hưng để thành lập huyện Tân Hưng. Sau khi điều chỉnh địa giới, huyện Tân Hưng có 52.437 hécta diện tích tự nhiên với 30.850 nhân khẩu (theo Nghị định số 27-CP của Chính phủ). Như vậy kể từ ngày 24 tháng 3 năm 1994, xã Vĩnh Châu A thuộc huyện Tân Hưng.
Năm 1996, thành lập ấp Vĩnh Nguyện trên cơ sở tách ra từ ấp Vườn Chuối có địa giới từ kinh Công Sự đến UBND xã ngày nay.
Năm 1997, theo Quyết định số 364 của Chính Phủ, giao cho tỉnh Đồng Tháp 850 hécta từ bờ nam kinh Phước Xuyên và lấy kinh Phước Xuyên làm ranh giới giữa 2 tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Long An. Sau khi phân vạch điều chỉnh địa giới xã Vĩnh Châu A từ đó đến nay không thay đổi.
Về dân tộc, hầu hết người dân trong xã là dân tộc Kinh, nhân dân Vĩnh Châu A vốn có truyền thống, đoànkết, yêu nước, giúp đỡ lẫn nhau đã hình thành sớm, được thử thách qua những năm thăng trầm của lịch sử.
Tôn giáo, đa số người dân Vĩnh Châu A thờ cúng ông bà, tổ tiên, thần tài, thổ địa, đất đai.... ngoài ra còn có một số người theo đạo Phật. Nghề chính của nhân dân trong xã là làm ruộng, ngoài ra nhân dân còn sinh sống bằng các nghề phụ như: đánh cá, đặt lờ, đặt lọp, xà di, đặt ống trúm, đan lát, trồng rau màu, chăn nuôi... trong đó bắt cá được coi như nghề phụ thu nhiều hoa lợi hơn hết.
Giao thông đường thuỷ, kinh Phước Xuyên là cái xương sống của xã có chiều dài 23 km, rộng 50 m, đấu giáp xã Trường Xuân, tỉnh Đồng Tháp, điểm cuối giáp xã Vĩnh Châu B huyện Tân Hưng.
Kinh 1-5, dài 6,5 km, rộng 20 m, đầu giáp ngã ba gần trụ sở UBND xã (kinh Phước Xuyên), cuối giáp kinh 79.
Kinh 7 Thước, dài 1,1 km, rộng 15 m (trước đây đào 7 thước sau này xáng múc rộng thêm 8 thước), đầu giáp kinh Phước Xuyên, cuối giáp xã Vĩnh Bửu cùng huyện. Ngoài ra còn có kinh sáng 79, kính T1, kinh T2 và 12 con kênh nội đồng được nhân dân đào năm 1985.
kết, yêu nước, giúp đỡ lẫn nhau đã hình thành sớm, được thử thách qua những năm thăng trầm của lịch sử.
Tôn giáo, đa số người dân Vĩnh Châu A thờ cúng ông bà, tổ tiên, thần tài, thổ địa, đất đai.... ngoài ra còn có một số người theo đạo Phật. Nghề chính của nhân dân trong xã là làm ruộng, ngoài ra nhân dân còn sinh sống bằng các nghề phụ như: đánh cá, đặt lờ, đặt lọp, xà di, đặt ống trúm, đan lát, trồng rau màu, chăn nuôi... trong đó bắt cá được coi như nghề phụ thu nhiều hoa lợi hơn hết.
Giao thông đường thuỷ, kinh Phước Xuyên là cái xương sống của xã có chiều dài 23 km, rộng 50 m, đấu giáp xã Trường Xuân, tỉnh Đồng Tháp, điểm cuối giáp xã Vĩnh Châu B huyện Tân Hưng.
Kinh 1-5, dài 6,5 km, rộng 20 m, đầu giáp ngã ba gần trụ sở UBND xã (kinh Phước Xuyên), cuối giáp kinh 79.
Kinh 7 Thước, dài 1,1 km, rộng 15 m (trước đây đào 7 thước sau này xáng múc rộng thêm 8 thước), đầu giáp kinh Phước Xuyên, cuối giáp xã Vĩnh Bửu cùng huyện. Ngoài ra còn có kinh sáng 79, kính T1, kinh T2 và 12 con kênh nội đồng được nhân dân đào năm 1985.Giao thông đường bộ, xã có lộ làng liên ấp dài 7 km, rộng 3 m, đầu giáp ấp 1-5, cuối giáp kênh Quân khu 7.
- Lộ 1/5 (kênh 79) dài 6,5 km, rộng 6 m, đầu giáp ngã ba kinh Phước Xuyên, cuối giáp kênh 79.
Nhìn chung, toàn xã về giao thông đường bộ tương đối còn khó khăn. Đường thuỷ trên địa bàn xã có nhiều kênh chằng chịt rất thuận lợi trong việc vận chuyển đi lại bằng ghe xuống trong xã và các xã lân cận với nhau...
Về mùa lũ sông Vàm Cỏ Tây, kênh Phước Xuyên là trục tiêu thoát nước chính trong xã. Mùa khô là trục dẫn nước về các kênh, cung cấp nước cho các cánh đồng của xã. Trên địa bàn xã còn có một mạng lưới kênh, nhằm thoát nước trong mùa mưa, lũ và cung cấp nước trong mùa khô. Mùa mưa thường vào tháng 5 đến tháng 11 cùng năm, mùa khô thường từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lũ thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, thời gian ngập lũ trung bình khoảng 3 đến 4 tháng.
Khí hậu ở xã Vĩnh Châu A thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thời tiết rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và trồng trọt. Có hai mùa gió trong năm đó là gió mùa Đông Bắc từ tháng 1 đến tháng 4 và gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mang nhiều hơi nước dễ gây mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 27, 50C; nhiệt độ thấp nhất là 240C, nhiệt độ caonhất là 360C. Độ ẩm trung bình là 82%. Số giờ nắng trong năm khoảng 2.662 giờ, trung bình 7,2 giờ/ngày.
Lượng mưa hàng năm từ 1.300 đến 16.000 mm, mưa tập trung cao nhất vào hai tháng 9 và tháng 10. Những năm có lũ lớn lượng mưa tháng 9 là từ 400 đến 500mm. Đỉnh lù thường xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, thời gian đỉnh lũ là từ 15 đến 20 ngày. Sau khi đạt đỉnh lù cao nhất, mực nước thấp dần cho đến cuối tháng 11, có năm kéo dài tới tháng 12. Thời gian ngập lũ trung bình khoảng 3 đến 4 tháng.
II. CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC
Trước đây Vĩnh Châu A là một cánh đồng cỏ mồm hoang vu, đẩy những lau sậy, bông súng, lúa trời (lúa ma) cây sen trắng đỏ đan xen lẫn nhau, đất rộng mênh mông, bát ngát, là một cánh đồng trũng của một phần Đồng Tháp Mười nguyên sinh hoang dã. Đất đai sình lầy, có nhiều chỗ nhân dân gọi là trấp, đó là một khu vực rộng, cỏ mọc lâu ngày phủ lên một lớp dày đặc sâu cả thước gọi đó là Trấp Mớp, Trấp Bìm Bịp, Trấp Gáo Miễu, Trấp Suông, Trấp Mây, Trấp 15... Nằm về phía Nam thượng nguồn sông Vàm Cỏ Tây, thuộc hậu bối các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh lợi.
Cuộc sống của người dân khi mới đến lập nghiệp chỉ dựa vào nghề hạ bạc, giăng câu, đặt lờ, lọp...... Họ vào đồng đào đìa, kinh mương để bắt cá thiên nhiên vào mùa khô, mùa nước lũ tràn về thì làm câu lưới, đặt lọp lờ, xâ di, đặt trúm, thời tiết khắc nghiệt thể hiện qua câu "Nửa năm nắng hạn, nửa mùa nước dâng". Người dân sống chủ yếu chỉ dựa vào thiên nhiên là chính. Dân cư thưa thớt, xa xa hai ba trăm thước, có chỗ cả cây số mới có một cái chòi ọp ẹp.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, để phục vụ cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí từ Campuchia xuống chiến trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ta đào thêm nhiều con kinh như: kinh 1 tháng 5, kinh Công Sự ở Rọc Năng, kinh 61, kinh Gáo Đôi ở ấp 1. Gino thông chỉ dùng ghe xuống đi lại trên các tuyến kinh. Trước khi đào kinh Hòa Bình, mọi sự đi lại của nhân dân từ vùng này sang vùng khác, xã này qua xã khác vào mùa khô phải dùng trâu cưới, đầu mùa nước dùng trâu kéo xuống chở lương thực. Mùa nước nổi khoảng từ tháng 7 tới tháng 10 âm lịch thì dì bằng xuống, người trước, người sau dùng sào để chống theo luống giăng câu, dầu phía dưới sào phải tra cái nạn, khi chống sào không lún xuống sình để dễ lấy sào lên.
Điều kiện phát triển kinh tế từng gia đình chỉ dựa vào thiên nhiên để mưu sinh. Hàng năm vào khoảng giữa tháng 9 âm lịch, nhân dân dùng xuống chống vào vùng có lúa trời (lúa ma) dùng một cây sào cấm giữa xuống treo tấm đệm bàng ở giữa xuống và có hai cây tre hoặc cây tràm treo hai bên be xuồng dùng tay đập mạnh để lúa trời rơi vào xuống, khi đẩy đem về khoanh bổ ngâm nước khoảng một tháng vớt lên bỏ vào cối lấy dầm tre chọc cho gây duỗi lúa đem phơi khô giã ra xay thành gạo, hương vị rất thơm, ăn nóng rất ngon, ăn nguội thì cứng. Có hộ đập mân mùa có hàng 2, 3 tấn đề dành ăn suốt năm. Mùa nước nhân dân dùng câu, lưới, lọp lờ, xà dì để bắt cá đem ra chợ Trường Xuân, Gây Cờ Đen, Mỹ An (Tháp Mười) để bán, hoặc chở xuống chợ Thủ Thừa, Tân An.
Dưới kinh nhân dân đặt vớ, khoảng vài trăm thước có một cái (cái vó đan bằng chỉ như cái chảo, treo vào 4 gọng bằng tre để xuống lòng kinh, khoảng nửa giờ đồng hồ kéo lên một lần). Mùa khô khi tát đĩa kinh mương, cá rọng vào thùng dùng trâu kéo ra chợ bán mua nhu yếu phẩm cần thiết về dự trữ cả tháng. Rau cải là những loài rau mọc hoang dã như rau muống đỏ, rau diệu, bông súng, rau kim, cây đũa bếp, rau mác, ngó sen, bông lục bình, bông điên điển, rau lá hẹ người dân khỏi mất tiến mua, chỉ ra rừng hái.
Đầu mùa nước các loài chim từ phương xa bay tới ăn cá, ăn chuột, ăn rắn như chim giang sen, sếu, gà đãi, cò, diệc, le le, trích, quốc rất nhiều vô số... Tháng 11, đến tháng 2 năm sau thì bắt trân hội, tháng 4, 5 thì đi lượm trứng trích, trứng le le, đi một lát khoảng 2, 3 giờ lượm đẩy cả nón lá. Ngoài ra còn làm bẩy cò ke để gài trích, cúm núm....
Mùa nước lũ dâng cao có chỗ 2,5 đến 3 mét, cánh đồng Vĩnh Châu A biến thành biển nước mênh mông, ban đêm là những người quen thuộc ở đây mà còn đi lạc cả đêm, sáng hôm sau mới tìm hướng bơi về nhà. Đặc biệt vào khoảng tháng 6, tháng 7 nước thượng nguồn đổ về cỏ rác mục trôi nổi tạo ra một vùng nước thối rộng lớn (nhân dân gọi là loáng nước thối), muỗi mòng nảy nở. 5 giờ chiều ăn cơm phải giăng mùng ngồi trong, mọi việc đi lại sinh hoạt vô cùng vất vả, nhân dân có câu Tháp Mười "muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội như bánh canh".
Văn hoá trong kháng chiến xã có 2 trường học, trường thứ nhất ở ấp Rọc Năng dạy 1 lớp khoảng 15 học sinh do thấy Dân cục dạy (thấy Dân cụt 1 tay). Trường thứ hai ở ấp 4 dạy 1 lớp khoảng 17 học sinh do cô Bé Tư day.
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lượng địch thời kỳ nấy chủ yếu đóng đồn Hoà Bình trên kênh Phước Xuyên. Do vị trí của xã là tuyến hành lang của huyện, do đó nơi đây thường xảy ra nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa ta và địch để giành quyền quản lý và làm chủ, địch thường tập trung lực lượng khá mạnh để tiến hành càn quét và bắn phá, song song đó ta cũng chủ động xây dựng và phát triển mạnh những cơ sở cách mạng để bảo vệ và chống lại dịch trong những đợt càn quét. Mạng lưới chính quyền, địch lập ra mạng lưới gián điệp và tình báo địa phương nhằm theo dõi và phát hiện những tổ chức, cơ sở cách cách mạng của ta.
Trải qua hơn 50 năm, Đảng bộ xã Vĩnh Châu A hiện nay có đội ngũ đảng viên mới trưởng thành trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sau giải phóng đến nay. Đây là thế mạnh của Đảng bộ xã vì có đội ngũ trẻ hóa, đẩy nhiệt tình năng động, trong xây dựng kinh tế - xã hội cũng là vấn đề được quan tâm về giáo dục truyền thống và kế thừa những kinh nghiệm mà Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Châu A đã đúc kết được hơn 40 năm qua trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Về kinh tế, chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp làm lúa. Đất ruộng nhiều, có khả năng và triển vọng phát triển cây nông nghiệp. Bên cạnh đó là hai nguồn tài nguyên rừng tràm và cả, góp phần không ít trong việc đem lại lợi nhuận cho nhân dân trong xã. Ngành chân nuôi khá phát triển với các gia súc gia cầm chính như heo, bò, gà, vịt, ngoài ra người dân nơi đây còn nuôi cá nước ngọt, nước lợ cũng có điều kiện phát triển tốt…
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ với chính sách cai trị, đàn áp bóc lột, đã đấy tầng lớp nhân dân ngày càng bị bắn cùng, nông dân Việt Nam nói chung và nhân dân Vĩnh Châu A, huyện Tân Hùng - Long An nói riêng lâm vào cảnh nghèo khó, đôi khổ. Sự áp bức ngày càng tăng về chính trị, bóc lột về kinh tế đã làm nhân dân câm phân ngày càng lên cao. Đó là cơ sở nền móng vững chắc cho phong trào dân tộc và dân chủ có điều kiện phát triển đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự do cho quê hương, cho đất nước. Là xã nông thôn vùng xâu thuộc huyện Tân Hưng, Vĩnh Châu A có truyền thống đoàn kết, yêu nước và chống ngoại xâm bất khuất là những nhân tố, tiền đề cho quá trình phát triển của phong trào cách mạng mà Đảng bộ xã Vĩnh Châu A đúc kết được qua hơn 50 năm đấu tranh cách mạng.